Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 12,23 gam hỗn hợp X vào nước (dư), thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y, trong dung dịch Y có 6,0 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít (Miễn phí)

admin

nNaOH = 0,15; nH2 = 0,1

Quy đổi X thành Na (0,15), Ba (a) và O (b)

mX = 0,15.23 + 137a + 16b = 12,23

Bảo toàn electron: 0,15 + 2a = 2b + 0,1.2

→ a = 0,06; b = 0,035

Y chứa Na+ (0,15), Ba2+ (0,06) và OH- (0,27)

nCO2 = 0,15 → Tạo CO32- (0,12) và HCO3- (0,03)

Ba2+ + CO32- → BaCO3 (0,06 mol)

→ Z chứa Na+ (0,15), CO32- (0,12 – 0,06 = 0,06) và HCO3- (0,03)

nHCl = 0,1 < nNa+ nên HCl phản ứng hết

Đặt 2x, x là số mol CO32-, HCO3- đã phản ứng

nHCl = 2.2x + x = 0,1 → x = 0,02

→ nCO2 = 2x + x = 0,06 → V = 1,344 lít

Chọn A

Câu 1:

Một loại khí thiên nhiên có thành phần phần trăm về thể tích các khí như sau: 80% metan; 15,0% etan; còn lại là tạp chất không cháy. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt hoàn toàn 1 mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng: 880,0 kJ; 1560,0 kJ và để nâng nhiệt độ của 1,0 gam nước lên 1ºC cần cung cấp 4,2 J nhiệt lượng. Để nâng nhiệt độ của 3 lít nước từ 25ºC lên 100ºC cần đốt cháy vừa đủ V lít khí thiên nhiên ở trên. Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml và lượng nhiệt bị tổn hao là 10%. Giá trị gần nhất của V là

A. 37. 

B. 42.

C. 25.

D. 28.

Câu 2:

Đốt cháy 4,3 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 6,86 gam hỗn hợp oxit X. Toàn bộ hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

 A. 160.

B. 640.  

C. 320.

D. 480.

Câu 3:

Tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:

Bước 1: Cho một đinh sắt đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm (ống nghiệm A).

Bước 2: Rót vào ống nghiệm A khoảng 3 - 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ đến khi không còn khí thoát ra.

Bước 3: Lấy khoảng 4 – 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm khác (ống nghiệm B) và đun sôi.

Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch ở ống nghiệm A vào ống nghiệm B rồi để yên một thời gian.

Cho các phát biểu sau:

(a) Khí thoát ra của phản ứng ở bước 2 có màu vàng lục.

(b) Mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là để tăng tốc độ phản ứng ở bước 4.

(c) Ngay sau bước 4, trong ống nghiệm B có chất kết tủa màu trắng hơi xanh.

(d) Sau khi để yên một thời gian, kết tủa trong ống nghiệm B chuyển dần sang màu nâu đỏ.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 4:

Đun nóng 100 gam dung dịch saccarozơ 3,42% (xúc tác axit vô cơ loãng) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) đun nóng, thu được 2,592 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân saccarozơ là

A. 60%. 

B. 90%. 

C. 80%.  

D. 50%.

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3.

B. Quặng pirit là quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên.

C. Về độ phổ biến trong vỏ trái đất, sắt đứng hàng thứ hai trong các kim loại.

 D. Dung dịch muối natri cromat có màu đỏ da cam.