V.I. Lênin viết: “Vật chất là một phạm trù triết học, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Hãy cùng Ôn thi sinh viên tìm hiểu nhé! NHẬN NGAY TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC LENIN TẠI ĐÂY
1. Các quan niệm trước Mác về vật chất
- Theo quan điểm của triết học duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của Thượng Đế”, “ý niệm tuyệt đối”,.. Ví dụ: Thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học thuyết về vật chất là thuyết nguyên tử của Lơ-xip và học trò của ông là Đê-mô-crit
- Triết học duy vật thời cổ đại: đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể.
+ Các nhà triết học duy vật như Ta-let cho rằng nguồn gốc của thế giới là nước
+ A-na-xi-men-nit coi bản chất chung của tất thảy mọi vật là không khí
+ Hê-ra-clit coi bản nguyên của thế giới là lửa.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII: đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: các phát minh của vật lý học đã bác bỏ quan niệm siêu hình về vật chất. Nhưng lại dẫn đến sự bế tắc của quan điểm trước Mác về vật chất.
=> Từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909) Lênin đã nêu định nghĩa: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Vật chất là “phạm trù triết học” do vậy vừa có tính trừa tượng, vừa có tính cụ thể.
+ “Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong các lĩnh vực khoa học (sắt, nhôm …), c甃̀ng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, …).
+ “Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù triết học, tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn. Và đến nay, nhận thức vẫn chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất.
+ Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật chất - đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt vật chất với khoa học vật chất cụ thể khác.
Ví dụ: Nhà nước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống lại nông dân và những người lao động khác để củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ, phân biệt với nhà nước tư bản hay xã hội chủ nghĩa.
+ Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất thông qua nghiên cứu các sự vật hiện tượng vật chất cụ thể
Ví dụ: Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên cứu biết được nước sôi nóng ở 100 độ C
- Vật chất là “thực tại khách quan”: có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng cơ bản) là tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được thì nó vẫn tồn tại.
Ví dụ: Thủy triều là hiện tượng nước biển hay nước sông lên xuống trong 1 chu kỳ thời gian, theo những quy luật tự nhiên, sự biến chuyển thiên văn chứ không theo ý muốn chủ quan của con người.
Ví dụ 2: Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, chu kì ngày và đêm
- Vật chất có tính khách thể: con người có thể nhận biết vật chất bằng các giác quan như thị giác, xúc giác,…
Ví dụ: Sự lớn lên và sinh trưởng của cây có thể được ta nhận biết qua thị giác, khứu giác thông qua những đặc điểm như độ lớn của cây, mùi hương của hoa, màu sắc của những chiếc lá,…
- Ý thức là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan. Nói rộng ra, tư duy, ý thức, tư tưởng, tình cảm… của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh, là hình ảnh của vật chất trong bộ óc con người
+ Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác quan (mắt, mũ̀i, tai, lưỡi…) của con người. Đây là ví dụ cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất
+ Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại, chụp lại, phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật chất. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối với vật chất càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện
- Vật chất là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức và quy định ý thức. Ý thức là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất. Như vậy vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức phát sinh.
=> Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệ thuộc vào vật chất.
Ví dụ: Khi đứng trước nguy cơ mất nước, xã hội “vật chất” lúc ấy của người dân còn đứng trước cảnh lầm than, đói nghèo, điều ấy đã tác động đến ý thức của các nhiều người anh hùng, những nhà tư tưởng để họ có tiền đề và động lực mở ra các cuộc cải cách, tìm đường cứu nước với mong muốn thay đổi tình hình xã hội lúc bấy giờ. Điển hình là: Nguyễn Tất Thành hay những tấm gương : Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nghĩ lớn, quyết tâm tìm đường cứu dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của Thực dân Pháp,.. Ví dụ ấy đã thể hiện rõ ràng về sự lệ thuộc của ý thức vào vật chất trong quan điểm Mác-Lênin
3. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa này
- Thứ nhất, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức
- Thứ hai, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất . Thế giới duy vật biện chứng xác định được vật chất và mối quan hệ của nó với ý thức trong lĩnh vực xã hội đó là: tồn tại của xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị,..
Ví dụ: Kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là kim chỉ nam để các nước tập trung phát triển cũng bởi nó là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chính trị quốc tế, và quyết định vị thế của đất nước đó so với các nước khác trên thế giới.
- Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ biện chứng vật chất với ý thức. Vật chất có trước ý thức là nguồn gốc và quy định ý vốn có của sự vật. Đồng thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động, chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hóa vai trò, tác dụng của ý thức.
- Định nghĩa chống lại quan điểm duy tâm, siêu hình trong quan niệm về vật chất, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Định nghĩa đã định hướng khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc hình thức mới của vật thể trong thế giới.
- Là cơ sở xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh giữa triết học DVBC và khoa học
4. Tài liệu ôn tập Triết học Mác - Lênin
Để có thể học tập môn học này hiệu quả, sinh viên cần chú ý ôn tập cả lý thuyết và bài tập. Tài liệu Ôn thi sinh viên có đầy đủ và chi tiết nội dung các chương, bên cạnh đó, các bạn cũng được tham gia thi thử các chương và tham khảo đề thi của các năm khác.
Một số nội dung được đề cập trong khóa học
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc các bạn học tốt nhé!
Liên hệ tương tác trực tiếp qua zalo: 0359.286.819 (chị Linh - giải quyết khó khăn môn Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC)
💥Giải đáp FREE các câu hỏi về NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
💥Nhận gia sư 1-1 cấp tốc cho người mất gốc (online/offline)
💥Nhận booking giải bài tập về nhà, đề cương ôn tập , làm mẫu các đề thi (có đáp án và giải thích chi tiết)
Đọc chi tiết dịch vụ tại đây
📍 KHÔNG NHẬN THI HỘ - HỌC LÀ HIỂU BẢN CHẤT