I. Khái niệm từ vựng
1. Từ vựng là gì?
Từ là từ còn vựng là tập hợp. Vậy từ vựng là tập hợp các từ và các ngữ tương đương với từ.
2. Từ vựng học là gì?
Là một chuyện nghành của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu ngôn ngữ.
II. Những đặc trưng cơ bản của từ và hệ thống từ vựng
1. Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Đây là đặc trưng có tính chất bao trùm nổi bật nhất của từ.
2. Từ là đơn vị đặc trưng có 2 mặt: hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa hai mặt này gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của một tờ giấy.
3. Từ là những đơn vị sẵn có, cố định và tồn tại hiển nhiên trong ngôn ngữ.
=> Từ là một loại vật liệu đặc biệt mà thiếu nó thì không thể nói tới sự tồn tại của một ngôn ngữ.
4. Chức năng: Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh ( dùng gọi tên sự vật hiện tượng ) Từ còn dùng để tạo câu.
5. Từ là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ và là đơn vị nhỏ nhất trong lời nói.
6. Hệ thống từ vựng là một hệ thống lớn phong phú đa dạng và phức tạp.
- Số lượng từ vựng lên đến hàng trăm vạn đơn vị
- Có nhiều hệ thống và tầng bậc khác nhau
7. hệ thống từ vựng là một hệ thống động, hệ thống mở, nghĩa là nó luôn biến đổi về số lượng, cấu tạo và ý nghĩa.
Chương I. Đơn vị từ vựng
I. Từ TV
Là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định tất cả ứng với kiểu ý nghĩa nhất định sẵn có với mọi thành viên của xã hội Việt nam, lớn nhất trong TV và nhỏ nhất để tạo câu.
a) Tính cố định bất biến
b) Đơn vị ngữ âm tạo nên từ và âm tiết.
c) Hình thức ngữ âm của từ tiếng việt có giá trị biểu cảm cao
d) Đặc điểm ngữ pháp
- Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng việt là ở bên ngoài từ tức là dựa vào khả năng kết hợp.
- Đặc điểm cấu tạo: Giúp ta xác định từ về nghĩa và ngữ pháp
VD: Cà chua, làng xóm, bồ hóng, hóng hớt ( 4 từ thuộc 4 kiểu cấu tạo khác nhau: Phân nghĩa, hợp nghĩa, từ đơn đa âm, từ láy )
- Đặc điểm ngữ nghĩa đây là đặc trưng quan trọng bậc nhất để khẳng định tư cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy.
- Đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. Đây là đặc trưng giúp ta phân biệt từ và hình vị.
VD: Thiên với trời
Hình vị từ
- Đặc điểm sẵn có của từ
=> Lưu ý:
- Khi xác định một đơn vị nào đấy có phải là từ hay không cần xem xét tất cả các đặc điểm nó trên, không thể chứng minh tư cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy. Nếu chỉ căn cứ vào duy nhất một đặc điểm của nó.
2. Cấu tạo từ Tiếng Việt
2.1 Đơn vị cấu tạo từ
Từ của tất cả các ngôn ngữ đều có thể phân tách ra các cấp đơn vị dưới là hình vị
VD: glasses
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo từ.
VD: Sách vở - Từ có 2 hình vị
* Đặc điểm của hình vị:
- Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
* Chức năng của hình vị là chức năng cấu tạo từ: Các hình vị kết hợp với nhau để tạo nên từ mới
VD:
+ Xe => 1 tiếng = 1 hình vị
+ cà phê =.> 2 tiếng = 1 hình vị
+ Ra đi ô => 3 tiếng = 1 hình vị
- Tiếng là những hình vị vó nghĩa. Hình vị lơn hơn tiếng khi nhiều tiếng chỉ một hình vị.
2.2 Phương thức cấu tạo từ.
a) Phương thức chuyển nghĩa
- Một từ biến đổi nghĩa của nó thành một từ khác từ mới được tạo ra và từ cũ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
VD: Chuột – loài động vật, nhưng cũng có nghĩa chỉ bộ phận máy tính.
b) Ghép
- là phương thức tác động vào 2 hay hơn 2 hình vị có nghĩa kết hợp chúng với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo ra một từ mới
VD: vui + tính = vui tính
c) Phương thức láy
- Là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ
VD: gợn => gờn gợn
* Trong số 3 phương thức tạo từ thì phương thức ghép tạo ra được nhiều từ mới nhất.
2.3 Các kiểu từ xét về cấu tạo
a) Từ đơn
Là từ được tạo thành từ một hình vị. Có 2 loại từ đơn
- Từ đơn đơn âm. Các từ đơn đơn âm vừa là từ vừa là hình vị. Các từ đơn đơn âm chiếm đa số
- Từ đơn đa âm.
+ Thuần việt
+ Vay mượn: ni lông, xà phòng
Từ đơ đa âm dễ nhầm lẫn với từ láy và từ ghép
b) Từ ghép
* Khái niệm: Là những từ được tao thành bằng cách ghép hai hình vị độc lập riêng rẽ với nhau theo những quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất định.
VD: Hoa Hồng, cà chua, sách vở …
* Các mô hình ghép trong tiếng việt
- Từ ghép chính phụ ( Từ ghép phân nghĩa )
Là loại từ ghép gồm 2 hình vị trong đó có một hình vị chính biểu thị loại lớn, một hình vị phụ có nhiệm vụ chi tiết hóa, cụ thể hóa sắc thái hình vị chính.
VD: Hoa Thạch thảo, Hoa hồng, hoa lưu ly …
A B
- Định danh theo hướng phân loại: từ loại lớn phân hóa thành nhiều loại nhỏ
- Bút à bút bi, bút chì, bút máy, bút mực, bút xóa…
- Cà à cà chua, cà pháo, cà tím, cà độc dược, cà bát…
- Bèoà bèo tây, bèo Nhật Bản, bèo tấm, bèo hoa dâu…
- Đặc điểm:
+ 1 HV chính, 1 HV phụ à trật tự chặt chẽ
+ HV chính biểu thị ý nghĩa phạm trù, giữ vai trò chủ yếu, HV phụ biểu thị tính chất, quá trình hay thuộc tính riêng của sự vật hiện tượng do HV thứ nhất biểu thị.
Ví dụ: máy bơm
Máy: vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận, thường là phức tạp, dùng để thực hiện chính xác một công việc chuyên môn
Bơm: đưa chất lỏng hoặc chất khí từ nơi này đến nơi khác
à Máy bơm: loại máy dùng để bơm chất lỏng hoặc chất khí
- Phân loại: Có 3 loại (xem giáo trình)
+ Từ ghép dị biệt
+ Từ ghép đồng đẳng
+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa
( Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: thơm lừng, béo ú, lùn tịt, gầy nhom, cong tớn, mỏng tanh, nhảy cỡn, nặng trịch, trắng bốp, trắng muốt … )
à nghĩa sắc thái hóa, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm
- Đặc trưng ngữ nghĩa: nghĩa cụ thể, phân loại
- Ví dụ:
- Cà chua: một loại cà, khi chín có màu vàng đỏ, vị hơi chua
- Bánh cốm: loại bánh làm bằng cốm dẻo ngào với đường, có nhân đậu xanh, dừa
* Bài tập: Liệt kê các từ ghép chính phụ bắt đầu bằng yếu tố bánh và hoa sau đó phân loại chúng thành các loại nhỏ dựa vào hình vị thứ hai.
- Lưu ý:
- Hình vị chỉ loại lớn có nhiều nghĩa, do đó, với mỗi nghĩa nó sẽ tạo nên một hệ thống từ có nét nghĩa chung
* Từ GHÉP ĐẲNG LẬP ( HỢP NGHĨA )
- Cơ chế cấu tạo: ghép hai hình vị có ý nghĩa ngang nhau theo quan hệ bình đẳng, song song để tạo ra một từ mới có ý nghĩa khái quát, ý nghĩa tổng hợp.
Ví dụ: kính trọng, học hành, ăn ở, nhà cửa, vườn tược, cỏ rả, ham muốn, nguồn gốc, thịnh vượng, xanh tốt,…
- Mô hình cấu tạo: A B
│___ │
- Định danh theo hướng khái quát: các loại nhỏ ghép với nhau tạo thành loại lớn
- Sách + vở à sách vở: chỉ sách vở nói chung
- Xanh + tươi à xanh tươi
- Đặc điểm:
- + hai HV ngang hàng, đẳng lập với nhau
- + hai HV cùng tính chất từ loại (D-D, Đ-Đ, T-T), cùng phạm trù ngữ nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa)
- Ví dụ: xóm làng, xiềng xích, xào nấu, ca hát, săn lùng, bay nhảy, buồn rầu, mềm yếu…
- + trật tự lỏng à đảo
- Phân loại: (xem giáo trình) Có 3 loại
+ Tổng loại
+ Chuyên chỉ loại
+ Bao gộp
( Từ ghép chuyên chỉ loại: bếp núc, xe cộ, gà qué, đồng áng, lúa má, xóm giềng, tiền nong, bão táp… )
à hình vị thứ 2 mất nghĩa chỉ còn hình vị thứ nhất có nghĩa.
- Các từ ghép ngữ nghĩa mang nghĩa tổng hợp khái quát
VD: rau cỏ, cá mú ( Trong trường hợp ở đồng bằng từ mú không có nghĩa nhưng ở ven biển miền trung nó chỉ tên một loại cá )
* TỪ GHÉP BIỆT LẬP
- Là những từ được tạo thành nhờ phương thức ghép nhưng nghĩa của các từ không lập thành một hệ thống nghĩa như 2 kiểu từ ghép trên
- Hai loại
+ Từ ghép chính phụ biệt lập
VD: ruột gà - ruột là thành tố chính nhưng ruột không phải là một loại lớn như máy, cá, xe
( ruột gà khác với ruột non, ruột thừa à ghép phân nghĩa ). Ruột có nghĩa là một kiểu cấu tạo khác. Hay con đỉa, cầu vai … ) Các từ ghép này được hình thành trên cơ sở ẩn dụ hay hoán dụ.
Một số ví dụ:
Con đỉa, cầu vai, mắt bão, thắt lưng, mắc áo, bật lửa…
Cơ chế hình thành theo kiểu ẩn dụ hoặc hoán dụ: ruột gà, con đỉa, cầu vai; ba chỉ, ba dọi,
+ Từ ghép đẳng lập biệt lập: không nằm trong hệ thống những từ ghép tổng loại, chuyên chỉ loại
Ví dụ: nhà nước, nước nhà, phương hướng, chứng cớ, lề lối, giúp đỡ, bày tỏ, giãi bày, đóng góp, xem xét, sửa đổi…
¢ Hai hướng tạo từ ghép phản ánh hai hướng tư duy của con người: tư duy theo lối diễn dịch và tư duy theo lối quy nạp
- Ghép chính phụ: => tư duy diễn dịch (cụ thể, phân loại)
thợ => thợ tiện, thợ may, thợ hàn, thợ nề, thợ mỏ…
Ăn => ăn chặn, ăn cướp, ăn xin, ăn xổi, ăn chịu, ăn bám…
- Ghép đẳng lập => tư duy quy nạp (tổng hợp, khái quát)
- Làng + xóm => làng xóm => khối dân cư ở nông thôn
- Quần + áo => quần áo => đồ mặc nói chung
3. Từ láy
a) Khái niệm
Là sản phẩm của phương thức láy là những từ lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc.
VD: bừng bừng, chan chát, khinh khỉnh, lòa xòa, khoe khoang , lả lướt ….
* Bản chất của láy là lặp lại ngữ âm nhưng theo quy luật.
- Giữa 2 tiếng trong ừ láy có sự hòa phối về thanh điệu âm và vần
+ Về thanh điệu các tiếng trong từ láy hòa phối theo cách các tiếng có thanh cao đi với thấp, các tiếng có thanh thấp đi với thanh cao.
+ Về âm và vần hòa phối theo quy tắc đối điệp – Đối vần thì điệp âm và ngược lại
b) Phân loại
* Láy đôi: Chiếm vị trị quan trọng hàng đầu trong hệ thống từ láy
- Láy toàn bộ( bừng bừng, kè kè ) Số lượng loại này không nhiều
+ Biến thanh: nhay nháy, mai mái, dờn dợn => tuân theo quy luật
+ Biến đổi phụ âm cuối: vanh vách, hun hút, nùng nục
* láy bộ phận: Có 2 kiểu
- Láy vần: lanh canh, linh tinh …
- Láy âm: đỏng đảnh, hí hửng, hời hợt …
- Láy ba:
Từ láy ba là những từ láy có ba âm tiết. Từ láy ba là kết quả của hai lần lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những quy tắc nhất định.
VD: nhẵn nhùi nhụi, nhũn nhùn nhùn, quắt quằn quặt, nõn nòn non, xốp xồm xộp, lơ tơ mơ, …
=> Tiếng thứ 2 thường mang thanh huyền, và từ láy này chỉ mức độ cao nhất.
- Láy tư: Xuất phát từ một từ láy đôi
VD: lúng la lúng liếng
* Các loại từ láy đặc biệt
Trường hợp 1:
+ ấm áp, im ắng, êm ái, ít ỏi, êm ả, ồn ào, óng ánh… => xác định được tiếng gốc
+ ấp úng, oái oăm, ọp ẹp, óc ách, ấm ớ… => không xác định được tiếng gốc
Trường hợp 2:
+ Cáu kỉnh, kề cà, cò kè, cót két, cũ kĩ, kĩ càng, cuống quýt…
+ Nghẹn ngào, nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, ngông nghênh, ngượng nghịu, kèn cựa…
Trường hợp 1: láy đặc biệt
Trường hợp 2: láy âm đầu
* Nghĩa của từ láy
- Được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc
- Sắc thái hóa so với nghĩa của hình vị gốc => tác dụng điển hình của phương thức láy
- Các dạng nghĩa của từ láy
- Khái quát hóa: nghĩa của từ láy rộng hơn so với nghĩa của tiếng gốc
Ví dụ: mùa màng, nết na, sân sướng, lá lẩu, võ vẽ,
¢ Cụ thể hóa: thu hẹp, sắc thái biểu cảm
VD: lúc nhúc, thườn thượt, thẽ thọt, thậm thụt…
- Tăng cường nghĩa của hình vị gốc: tẻo teo, xốp xộp,..
- Giảm bớt cường độ của hoạt động, mức độ của tính chất: nhè nhẹ, văng vẳng, khen khét,…
- Từ láy dùng để phê phán: nhảy nhiếc, váy viếc …
ð nghĩa của từ láy phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ, giá trị gợi hình gợi cảm cao từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn chương.
2. 4 Một số trường hợp trung gian về cấu tạo từ.
a) Trung gian trong nội bộ của từ
- Trung gian giữa từ đơn với từ phức ( Từ ghép với từ láy )
+ Các từ như: Bồ hóng, bồ kết,bù nhìn, cà phê, cà rốt
+ Những từ: cào cào, châu chấu, chôm chôm, đu đủ, bong bóng …
=> Trong 2 loại trên đều là các ví dụ về từ đơn đa âm theo quan điểm lấy hình vị làm đơn vị cấu tạo từ ( Ở bậc học cao ). Còn theo quan điểm lấy tiếng làm đơn vị cấu thạo từ thì nhóm thứ nhất thuộc từ ghép còn nhóm 2 thuộc từ láy.( Với bậc tiểu học )
b) Trung gian giữa từ ghép và từ láy
- Xét những từ cụ thể
+ Hỏi han, chùa chiền, tuổi tác, cây cối, đất đai, thuốc thang
( Theo quan điểm lịch đại các từ trên tách ra đều có nghĩa nên là từ phức. Còn theo quan điểm đồng đại thì các từ này là từ láy vì các từ thứ 2 không có nghĩa ).
c) Trung gian giữa từ và ngữ.
- Ngữ tự do
- Ngữ cố định
=> Dựa vào kết cấu và ý nghĩa để phân biệt các loại này.
+ Kết cấu: Trong từ ghép các yếu tố có quan hệ với nhau chăt chẽ không thể tách rời. Trong khi đó ở trong ngữ các yếu tố có quan hệ với nhau lỏng lẻo, dễ phá vỡ.
+ Về mặt nghĩa: Từ ghép thường gọi tên một sự vật cụ thể trong thực tế khách quan ( Định danh ).
Hai tiêu chí nói trên có ích trong việc vạch danh giới các từ trong văn bản.
III. NGỮ CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm
- Ngữ cố định là một tập hợp các từ đơn có kết cấu vững chắc, cố định, ổn định, bất biến, không thể tách rời và có ý nghĩa hoàn chỉnh, dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu thị khái niệm.
- Được dùng tương đương như từ, có thể thay thế từ hoặc kết hợp với từ để tạo câu.
VD: áo gấm đi đêm, cháy nhà ra mặt chuột, mặt sứa gan lim, bắt cá hai tay...
2. ĐặCĐIểM
2.1 Kết cấu
- Chặt chẽ, cố định, ổn định:
+ Thành phần từ vựng của thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong quá trình sử dụng, không thể thay thế bằng các yếu tố khác
Ví dụ: mặt trái xoan không thể thay trái bằng quả
hổ phụ sinh hổ tử, hổ không thể thay thế bằng cọp
2.2 Ý nghĩa
Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên nó mà là nghĩa bóng hay nghĩa biểu trưng.
Ví dụ:
Cưỡi ngựa xem hoa =>qua loa, đại khái
Ông mất chân giò, bà thò chai rượu => quan hệ sòng phẳng, có đi có lại
Quá mù ra mưa => Sự biến đổi siêu hình giữa các sự vật hiện tượng
=> Đây là đơn vị điển hình của cụm từ cố định
+ Quán ngữ: Nói vô phép, chẳng chóng thì chày …
4. Giá trị văn hóa của cụm từ cố định
- Góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là cái hữu hạn của các yếu tố ngôn ngữ và một bên là cái vô hạn của các SVHT trong thực tế khách quan. Mặt khác, cụm từ cố định còn là một loại phương tiện, một biện pháp khắc phục tính không cô đọng, không hàm súc của các phương tiện lời nói trong khi biểu thị thực tế khách quan, biểu thị tình cảm, cảm xúc của con người.
- Gọi tên SVHT trong các trạng thái, các khía cạnh khác nhau của chúng.
Béo như con cun cút => béo tròn lẳn, thấp lùn
Béo như bồ sứt cạp => béo sồ sề, quá mức
Béo như cối xay => béo nặng nề, ục ịch
Béo như con trâu trương => béo nứt da nứt thịt
- Các thành ngữ có tính biểu trưng cao. Mỗi thành ngữ là một bức tranh nho nhỏ về các SVHT cụ thể, riêng lẻ được nâng lên thành cái khái quát, trừu tượng.
+ Ẩn dụ: ném đá giấu tay, múa rìu qua mắt thợ, tay búp măng, chó ngáp phải ruồi…
+ Hoán dụ: nghèo rớt mồng tơi, áo mảnh quần manh, bữa no bữa đói, cơm sung cháo dền…
- Tính biểu thái: Các NCĐ thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá biểu lộ lòng kính trọng, sự ái ngại hay sự xót thương, hoặc sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ định…
Chuột sa chĩnh gạo => chê bai
Ngã vào võng đào => khen
Thắt lưng buộc bụng => tán đồng
Rán sành ra mỡ, vắt cổ chày ra nước=> phê phán
* Tính dân tộc:
- chất liệu: là những sự vật quen thuộc, gắn bó với đời sống sinh hoạt, lao động của con người VN: con trâu, con kiến con sên, cái bát, cái cày (mặt lưỡi cày), vỏ dưa, pho tượng, tấm áo, manh quần,v.v…
- nội dung: phản ánh lối suy nghĩ, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ, tôn giáo… của con người VN
Ví dụ
Ăn chay niệm phật: quan niệm tôn giáo
mỏng mày hay hạt: quan niệm chọn người phụ nữ
váy vận yếm mang: trang phục của người VN thời xưa
Vai u thịt bắp
- hình thức: đăng đối, cân xứng
Già kén - kẹn hom
Quá mù/ra mưa
Đo lọ nước mắm/ đếm củ dưa hành
=> Cụm từ cố định phản ánh bức tranh văn hóa dân tộc của con người VN. Qua đó, ta thấy được cách cảm cách nghĩ, lối sống, quan điểm đạođức, quan điểm thẩm mĩ, tôn giáo của dân tộc VN.
=> Kêt luận
- Phản ánh bức tranh văn hóa dân tộc con người VN qua đó thấy được cách cảm cách nghĩ, quan điểm thẩm mĩ, tôn giáo, đạo đức của dân tộc VN.
* Vạch ranh giới các từ trong đoạn văn
Sau/ cơn/ mưa rào/ mọi /vật/ đều/ sáng/ và/ tươi/ những/ đóa /hoa râm bụt/ thêm màu /đỏ chói. Bầu trời/ xanh bóng /như/ vừa /được/ gội/ rửa, mấy/ đám/ mây/ bông trôi /nhởn nhơ/ sáng rực/ lên/ trong /ánh mặt trời.
CÂU HỎI ÔN TậP CHƯƠNG 1
11. Các từ sau đây thuộc kiểu cấu tạo nào? Vì sao?
Cà phê, cà pháo, lê ki ma, vú sữa, ban công, đu đủ, tủ li, bột ngọt, diều hâu, dưa hấu, má phanh, dưa bở, xi măng, dai nhách, măng cụt, ô tô
+ Từ ghép: cà pháo, vú sữa, tủ li, bột ngọt, dưa hấu, má phanh, dưa bở, dai nhách,
+ Các từ còn lại là từ đơn đa âm
12. Các từ sau đây từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
Chim chóc, hỏi han, che chở, ăn chơi, rò rỉ, đường sá, lon ton, kì kèo, ghen ghét, vuông vức, thẽ thọt, đen sì, mỏng tanh, đàiđóm, ốm yếu, tròn xoe.
- Từ ghép: ăn chơi, rò rỉ, ghen ghét, ốm yếu,
- Các từ còn lại là từ láy.
13. Xếp các từ sau đây vào nhóm nhỏ theo kiểu cấu tạo. Nhận xét sự tương đồng và khác biệt về nghĩa giữa các nhóm từ này:
Vườn tược, áo xống, chua lòm, đắng ngắt, gầy gò, tanh tưởi, ngọt ngào, mỏng tanh, bầu bĩnh, chuếnh choáng, bèo nhèo, lẵng nhẵng, tiệc tùng, gầy nhom, nấu nướng, xem xét, máy móc, da dẻ, sân sướng, lá lẩu.
- Từ láy: Tiệc tùng, máy móc, da dẻ, sân sướng, lá lảu
=> Ngĩa khái quát.
- Từ ghép đảng lập chuyên chỉ loại: Vườn tược, áo xống, nấu nướng, xem xét
=> Nghĩa tổng hợp khái quát.
- Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: Chua lòm, đắng ngắt, mỏng tanh, gày nhom
=> Mang nghĩa cụ thể sắc thái hóa.
- Từ láy: Gày gò, tanh tưởi, ngọt ngào, bèo nhèo, bầu ĩnh, lẵng nhẵng
=> nghĩa sắc thái hóa giàu tính hình tượng và giàu tính biểu cảm.
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA TỪ
- I. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ CHỨC NĂNG TÍN HIỆU HỌC CỦA TỪ
(Đọc giáo trình)
II. CÁC THÀNH PHẦN Ý NGHĨA CỦA TỪ
- Khái niệm nghĩa của từ
Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần mà một từ gợi ra khi ta tiếp xúc với từ ấy.
Ví dụ:
Nhà1: công trình xây dựng để ở => nghĩa sự vật
Biếu: cho với thái độ kính trọng => nghĩa biểu cảm
Nhà2 : chỉ vợ hoặc chồng => nghĩa văn hóa
2. Ý nghĩa từ vựng
2.1 Ý nghĩa biểu vật
- Phản ánh sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan => gán cho sự vật một vỏ ngữ âm
Ví dụ: bàn, nhà, đi
- Tính võ đoán, quy ước
- Phản ánh mối liên hệ giữa từ với SVHT, không đồng nhất với SVHT
VD: Bàn
+ Chỉ cái bàn
+ CHỉ sự bàn bạc công việc
+ Chỉ bàn phím
* Có những từ không tồn tại nhưng vẫn có tên gọi: Ma, quỷ, thần. thiên đường …
2.2 Ý nghĩa biểu niệm
- Phản ánh những hiểu biết của con người về nghĩa BV
VD: Xuân: mùa đẹp nhất trong năm, bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3, khí hậu ấm áp, vạn vật sinh sôi nảy nở
- Phản ánh mối liên hệ giữa từ và khái niệm, không đồng nhất với khái niệm
2.3 Ý nghĩa biểu thái
- Phản ánh tình cảm, cảm xúc, thái độ của người sử dụng từ
VD: xơi => trang trọng; chén => suồng sã
Dương tính => trung hòa => Âm tính
Tiết kiệm => hà tiện => bủn xỉn
- Phản ánh mối liên hệ giữa từ với người sử dụng ngôn ngữ
- YNBT ở các từ không đồng đều
=> Ba thành phần ý nghĩa trên là ba thành phần ý nghĩa từ vựng của từ. Ba thành phần ý nghĩa này xuất hiện không đều đặn trong các từ TV. Có từ thiên về YNBV (tên riêng), có từ thiên về YNBN (thuật ngữ KH), có từ thiên về YNBT (thán từ).
3. Ý nghĩa ngữ pháp
(a) nhà, người, cây, đường, xe, gà, mèo => sự vật
(b) ăn, chạy, làm, rơi, đổ, vỡ => hoạt động, trạng thái
(c) vuông, tròn, tốt đẹp, thông minh=> đặcđiểm, t.ch
(d) một, năm, bảy, vài, mươi, trăm, triệu...=> số lượng
=> Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho hàng loạt từ.
- YNNP là căn cứ để xác định từ loại của từ (khuôn định hình từ loại). VD:
Ý nghĩa sự vật => Danh từ
Ý nghĩa hoạt động => động từ
- Câu hỏi:
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
III. NÉT NGHĨA VÀ CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA TỪ
- 1. Khái niệm nét nghĩa
Nét nghĩa là thông tin ngữ nghĩa nhỏ nhất ở trong từ, những thông tin này là sự ngôn ngữ hoá những hiểu biết của con người về sự vật hiện tượng.
Đi: hoạt động, dời chỗ, bằng chân, hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất, tốc độ bình thường
2. Cấu trúc ngữ nghĩa của từ
Tập hợp các nét nghĩa theo một quy tắc nhất định tạo thành cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Đặc điểm :
- Tính chất: khái quát - cụ thể, chung - riêng
Ví dụ: hoạt động bằng tay: ném, quăng, quẳng, tung, hất, đổ,…à khái quát
Bằng sự vận động của cả cơ thể chỉ có trong từ lăn à cụ thể
- Trật tự sắp xếp các nét nghĩa: từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Nét nghĩa chung, khái quát đứng đầu cấu trúc biểu niệm, nét nghĩa riêng, cụ thể đứng sau.
- VD: ném (hoạt động)1, (tác động đến một vật khác)2 (làm cho nó dời chỗ)3 (theo hướng xa dời chủ thể)4 (tiến hành bằng tay)5 (với vật không lớn) 6…
(1): chung cho động từ
(2) : chung cho ngoại động từ
(3): chung cho các từ thuộc nhóm “dời chỗ một vật khác” (quăng, ném, đẩy, kéo, lôi, hất,đổ,…)
(4): Chung cho các từ quăng, ném, hất, đổ, đẩy..
….
- Quan hệ:
+ Quan hệ tương hợp: đi đôi với nhau.
+ Quan hệ không tương hợp: không đi đôi với nhau, không cùng xuất hiện trong một cấu trúc biểu niệm => nét nghĩa tách biệt
- Chức năng:
+ Chức năng tổ chức công cụ trong hệ thống: tổ chức nên hệ thống ý nghĩa của một ngôn ngữ.
+ Chức năng tổ chức văn bản: tức là quy định cách dùng từ, quy định sự kết hợp giữa từ này với từ khác trong câu.
IV. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA VÀ TÍNH HỆ THỐNG NGỮ NGHĨA TRONG TỪ NHIỀU NGHĨA
1. Hiện tượng nhiều nghĩa
1.1. Khái niệm
Từ nhiều nghĩa là từ có một hình thức ngữ âm nhưng có hai nghĩa trở lên, mỗi nghĩa ứng với một hoặc một số sự vật hiện tượng.
Ngọt:
- Có vị như vị của đường, mật
- Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng
- Âm thanh êm tai: Ngọt giọng hò
- Ở mức độ cao, gây cảm giác như tác động êm nhẹ nhưng thấm sâu: dao sắc ngọt, rét ngọt
1.2. Bản chất của hiện tượng nhiều nghĩa
- Bắt nguồn từ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ: dùng cái hữu hạn (các yếu tố ngôn ngữ) để biểu hiện cái vô hạn (sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan)
- Là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi ngôn ngữ trên thế giới
1.3. Phân loại hiện tượng nhiều nghĩa
1.3.1. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật
Đây là hiện tượng một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Mỗi tên gọi là một nghĩa biểu vật.
- Ví dụ: mũi dao, mũi kim, mũi thuyền, mũi lái, mũi Cà Mau, mũi quân
- Nhiều nghĩa biểu vật ngôn ngữ: chỉ xảy ra trong hệ thống từ vựng, đã được cấu trúc hoá. Đặc điểm: tính xã hội cao. Ví dụ nghĩa biểu vật của từ chân, mũi, đầu
- Nhiều nghĩa biểu vật lời nói: chỉ xuất hiện trong giao tiếp. Đặc điểm: tính cá nhân, tính lâm thời, mới lạ, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Ví dụ:
- Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
- Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
- Cha lại dắt con đi cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
1.3.2. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm
- Là hiện tượng một từ có nhiều cấu trúc biểu niệm, mỗi cấu trúc ứng với một hay một số nghĩa biểu vật.
Ví dụ:
Thịt: hoạt động, làm vật hết sống (làm thịt, giết thịt)
Thịt: chất liệu thực phẩm, lấy từ cơ thể động vật (thịt gà, thịt mỡ,…)
1.3.2. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm
- Căn cứ xác định nhiều nghĩa biểu niệm
- Dựa vào đặc điểm từ loại:
Cân: danh từ, động từ, tính từ à có 3 cấu trúc BN
Thịt: danh từ, động từ à có 2 cấu trúc BN
2. Tính hệ thống ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa
2.1 Khái niệm
Các nghĩa trong một từ nhiều nghĩa không tách rời, biệt lập nhau mà có mối liên hệ với nhau tạo thành một hệ thống.
2.2 Biểu hiện
- Các nghĩa của từ nhiều nghĩa phát triển dựa vào một hoặc một vài nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ
Ví dụ:
- Các nghĩa của từ lưng (lưng đồi, lưng bát, lưng vốn) phát triển từ nét nghĩa vị trí ở khoảng giữa
Các nghĩa của từ chạy (chạy tiền, chạy thầy, chạy án) phát triển từ nét nghĩa tốc độ nhanh
Các nghĩa của từ mát (nước mát, vị thuốc mát, mát gan, mát dạ, mát tính, mát tay, mát mày mát mặt) phát triển từ nét nghĩa có cảm giác dễ chịu
- Miệng: miệng lưỡi, miệng tiếng, miệng thế gian => Xuất phát từ chức năng nói năng.
- Mép: mép bàn, mép giấy, mép nước=> vị trí rìa
- Đầu: đầu bàn, đầu nhà, đầu sông, đầu bài => vị trí trên cùng, trước hết
- Đầu óc, hơn nhau một cái đầu, đau đầu…=> chức năng chứa óc
Kết luận: Nét nghĩa đảm bảo mối liên hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa là nét nghĩa trung tâm (nét nghĩa cơ sở) => giúp ta hiểu sâu sắc, tinh tế hơn về sự chuyển nghĩa của từ.
quả chín => suy nghĩ chín (nét nghĩa quá trình)
đứng => Đứng tuổi (nét nghĩa dừng lại)
Nét nghĩa cơ sở chi phối cả sự chuyển nghĩa của từ trong lời nói
3. Phân loại
3.1 Theo lịch sử
- Nghĩa gốc (nghĩa từ nguyên) là nghĩa đầu tiên được dùng mà không xuất phát từ nghĩa nào khác. Mang tính võ đoán, không giải thích được
- Nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển) là nghĩa bắt đầu từ nghĩa gốc, được sinh ra từ nghĩa gốc.
* Từ nóng:
- Nghĩa gốc: nhiệt độ trên mức trung bình
- Nghĩa chuyển: tính cách hay giận dữ,
*Từ mát:
- Nghĩa gốc: nhiệt độ vừa phải, không nóng, không lạnh gây cảm giác dễ chịu
- Nghĩa chuyển: tính cách bình tĩnh, không hay cáu gắt khi gặp việc trái ý
3.2. Theo tiêu chuẩn hiện dùng
- Nghĩa chính (nghĩa đen) là nghĩa thường dùng của từ, ít lệ thuộc vào ngữ cảnh.
- Nghĩa phụ (nghĩa bóng) là nghĩa chỉ dùng trong một số ngữ cảnh.
- Nghĩa lời nói là nghĩa xuất hiện trong giao tiếp, trong những văn bản cụ thể, mang tính hình tượng, tính cá nhân.
Ví dụ: Nối rừng sâu với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào
V. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA
1. Khái niệm
Sự chuyển nghĩa là quá trình chuyển đổi từ nghĩa này sang nghĩa khác, từ một nghĩa trở nên nhiều nghĩa.
- Nguyên nhân:
Do nhu cầu giao tiếp đặt ra, không cho phép số lượng từ ngữ tăng lên mãi à sử dụng quy luật tiết kiệm
2. Các hướng chuyển nghĩa
- Hướng xâu chuỗi, móc xích
- Hướng toả ra
S => S1 => S2=> S3=>….
3. Các quy luật chuyển nghĩa
3.1. Quy luật đồng loạt, cùng hướng
Các từ có cùng một ý nghĩa biểu vật hay cấu trúc biểu niệm thì chuyển nghĩa theo cùng một hướng.
- Các từ chỉ bộ phận cơ thể người nói chung => chỉ bộ phận của đồ vật hoặc vật thể địa lí: đầu sông, đầu nhà, cổ chai, cổ lọ, mắt xích, mắt cáo, miệng chén, miệng túi…
- Các từ chỉ bộ phận của cây => chỉ bộ phận cơ thể người hay các hiện tượng xã hội:
Gốc gác, quê gốc, lá gan, lá phổi, thân người, thân máy, ngọn núi, ngọn nước, vỏ bao, vỏ xe, mạch máu, hoa mắt, hoa tay …
- Các từ chỉ bệnh lí nói chung => chỉ các hiện tượng XH: bệnh thành tích, bệnh sĩ, chứng xấu, nóng nảy, ấm đầu, viêm màng túi, cụt hứng, chảy máu chất xám, nhiễm mặn, nhiễm phèn…
- Các từ chỉ bộ phận của cây => chỉ bộ phận cơ thể người hay các hiện tượng xã hội:
Gốc gác, quê gốc, lá gan, lá phổi, thân người, thân máy, ngọn núi, ngọn nước, vỏ bao, vỏ xe, mạch máu, hoa mắt, hoa tay …
- Các từ chỉ bệnh lí nói chung => chỉ các hiện tượng XH: bệnh thành tích, bệnh sĩ, chứng xấu, nóng nảy, ấm đầu, viêm màng túi, cụt hứng, chảy máu chất xám, nhiễm mặn, nhiễm phèn…
Các từ có cùng một cấu trúc biểu niệm hoạt động, tác động đến vật khác làm cho vật có tình trạng chia cắt phá vỡ hoặc kết nối với nhau => chỉ hiện tượng xã hội, tâm lí: cắt hộ khẩu, băm vằm, bẻ bai, cưa cẩm, mổ xẻ, chắp cánh,…
3.2. Quy luật liên tưởng
3.2.1 Liên tưởng là quy luật tâm lí của con người. Sự tác động của các SVHT bên ngoài con người được lưu giữ lại các dấu vết trên bán cầu đại não. Các dấu vết ẩn tàng đó được lưu giữ trước đây đến lượt mình lại có thể xuất hiện trở lại do một tác nhân kích thích nào đó => bản chất của sự liên tưởng
- Các kiểu liên tưởng:
+ Liên tưởng gần nhau ( tương cận): mối liên hệ giữa các phần trong một sự vật, một đối tượng
+ Liên tưởng giống nhau ( tương đồng): dựa vào sự giống nhau giữa hai đối tượng
+ Liên tưởng tương phản: dựa vào nét đối lập, trái ngược giữa hai đối tượng
3.2.2 Sự chi phối của quy luật liên tưởng
- Khai thác 1 nét nghĩa trong 1 từ
Ruột ( phần bên trong của cơ thể, chứa thức ăn) -> ruột bút
Miệng ( chức năng ăn uống) => chỉ ăn (miệng ăn)
cổ ( phần thắt lại) => ổ chai, cổ lọ,…
- Khai thác các nét nghĩa khác nhau trong một từ
Miệng (chức năng nói năng) => lắm miệng, miệng thế gian…
- Lưng (vị trí ở khoảng giữa)à lưng lửng, lưng vốn
- Lưng (phía sau đối với ngực và bụng) à lưng tủ, lưng phản,…
- Sự liên tưởng diễn ra rất phức tạp, lắt léo
Hấp: chỉ những người gàn dở trong cuộc sống (dở như cám hấp)
Hấp là cách chế biến thức ăn bằng hơi nóng, bằng nhiệt, liên tưởng tương đồng với hâm (đun nóng thức ăn đã nguội). Nét nghĩa về nhiệt chi phối nên còn liên tưởng để có các tên gọi khác: ấm đầu, ba sôi hai lạnh…
+ Buôn dưa lê: Nói đến hiện tượng buôn bán mà buôn bán cần có lãi cũng giống như câu chuyện khi được kể thì dây dưa lúc này đến lục khác, câu chuyện được thêm mắm thêm muối …
Kết luận:
Liên tưởng là quy luật tâm lí của con người, là quy luật chung của nhân loại nhưng việc tạo từ, chuyển nghĩa từ lại là quy tắc riêng của từng ngôn ngữ, từng dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó.
4. Kết quả của sự chuyển nghĩa
4.1. Thay đổi ý nghĩa biểu vật
- Mở rộng: ý nghĩa của từ tăng tính khái quát, từ gọi tên nhiều sự vật hiện tượng.
Ví dụ: sàn => điểm sàn, sàn giao dịch, giá sàn
Nóng => vay nóng, đường dây nóng, điểm nóng, ảnh nóng…
Ngân hàng => ngân hàng đề, ngân hàng máu,..
Kênh => kênh 13, kênh mua hàng
- Thu hẹp: từ việc gọi tên nhiều sự vật tiến đến gọi tên ít sự vật
- Ví dụ:
Mùi: miếng thịt có mùi,
Đám: làng vào đám
4.2. Thay đổi ý nghĩa biểu thái
- Làm cho nghĩa của từ tốt lên: từ nghĩa trung hoà trở thành nghĩa tốt.
VD: Chín => chín chắn
- Làm cho nghĩa của từ xấu đi: từ nghĩa tốt, nghĩa trung hoà trở thành nghĩa xấu.
VD: Nhạt => nhạt nhẽo; bầu => bầu bán …
5. Các phương thức chuyển nghĩa
5.1 Ẩn dụ
5.1.1 Khái niệm
Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật này sang sự vật khác dựa vào mối liên tưởng tương đồng (giống nhau) giữa hai sự vật
Ví dụ:
Lá (mỏng, dẹt) => lá cờ, lá thư, lá bài
Lưỡi (nhọn) => lưỡi dao, lưỡi liềm
5.1 Ẩn dụ
5.1.2 Một số kiểu ẩn dụ
- Dựa vào sự giống nhau về hình thức: mắt na, mắt xích, răng lược, lưỡi cày, cổ chày, …
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng: chân vịt, chợ điện tử, chợ trên mạng...
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức: nuốt lời, dẫm đạp, đặtđiều, hất cẳng, nâng đỡ, bơm vốn, tuột dốc
- Dựa vào sự giống nhau về kết quả:
Nặng lòng, nhẹ dạ, đau đầu, xót ruột, bầm gan, tím ruột, nói ngọt, dỗ ngọt, giọng chua, rách việc, nghe cho thủng, ấm đầu, …
5.2 Hoán dụ
5.2.1 Khái niệm
Hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật này sang sự vật khác dựa vào liên tưởng tương cận
Ví dụ: cổ ( bộ phận của cơ thể người) => chỉ bộ phận của cái áo, phần tiếp giáp với cổ (cổ áo)
Miệng (chức năng nói năng) => chỉ sự nói năng (miệng lưỡi, lắm miệng…)
5.2.2. Một số kiểu hoán dụ
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Ví dụ: một nách năm con, một cổ hai tròng,…
- Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng. Ví dụ: hai chai bia, bát cơm, bát ăn bát để…
- Dựa vào quan hệ giữa âm thanh và đối tượng phát ra âm thanh. Ví dụ: chim chích, tắc kè, con chút chít…
- Dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và sản phẩm được tạo ra bởi nguyên liệu đó. Ví dụ: mâm đồng, bánh đậu xanh,…
- Dựa vào quan hệ toàn thể - bộ phận: nhà mạng, nhà thầu,
Câu hỏi ôn tập?
- Dựa vào việc phân tích những ví dụ cụ thể, hãy chứng minh rằng các nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối liên hệ với nhau.
2. Trình bày sự phát triển ý nghĩa của từ bằng con đường liên tưởng chuyển đổi ý nghĩa.
3. Phân biệt chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ? Ẩn dụ tu từ khác hoán dụ tu từ như nào?
4. Tường minh cơ chế chuyển nghĩa của các từ dưới đây
Nóng gáy, lưới điện, ngứa tiết, cười nhạo, tiền pô li me, mát tay, cửu vạn, tay chân, trôi nổi, tiếng việt, chiếu hới, mồm miệng, tắc thở, cắt xén, đóng băng, dân phượt, lên đời, xuống giá
- Phân biệt Ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ từ vựng |
Ẩn dụ tu từ |
|
Giống nhau |
- Đều là sự chuyển nghĩa dựa trên nét nghĩa tương đồng - Kết quả của cách vận dụng đó đều tạo ra từ nhiều nghĩa |
|
Khác |
- Phạm vi chuyển nghĩa ( Chuyển nghĩa ngôn ngữ ) - Tính chất của sự chuyên nghĩa ( mang tính ổn định và được ghi lại trong từ điền ) - Sắc thái biểu cảm ( trung hòa sắc thái biểu cảm ) - Phạm vi nghiên cứu ( đối tượng nghiên cứu chuyên nghành từ vựng học ) |
- Phạm vi chuyển nghĩa ( Chuyển nghĩa trong lời nói ) - Tính chất của sự chuyên nghĩa ( mang tính lâm thời chưa cố định về ý nghĩa ) - Sắc thái biểu cảm ( có một hệ số sắc thái biểu cảm ) - Phạm vi nghiên cứu ( đối tượng nghiên cứu chuyên nghành phong cách học ) |
- Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo thêm các nghĩa mới cho từ
- Ẩn dụ, hoán dụ tu từ có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm cho từ.
Ẩn dụ tu từ |
Hoán dụ tu từ |
|
Giống nhau |
- Đều là hai phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ liên tưởng. - Kết quả vận dụng của phép chuyển nghĩa tạo ra các từ nhiều nghĩa - Hình thức thể hiện đều xuất hiện 1 vế là vế B, người đọc phải liên tưởng để tìm ra vế A |
|
Khác |
- Cơ chế chuyển nghĩa: Liên tưởng tương đồng |
- Cơ chế chuyển nghĩa: Liên tưởng tương cận. - Hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ. Bởi sự liên tưởng dựa trên nét nghĩa có thực. |
- Trong cuộc sống và lời nói hàng ngày chúng ta dùng ẩn dụ nhiều hơn là hoán dụ.
- Ẩn dụ hoán dụ thuộc bình diện ngôn ngữ, còn ẩn dụ, hoán dụ tu từ thuộc bình diện phong cách học
- Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng là đối tượng của môn từ vựng học, còn ẩn dụ, hoán dụ tu từ là đối tượng của phong cách học.
4. Tường minh cơ chế chuyển nghĩa của các từ dưới đây
Nóng gáy, lưới điện, ngứa tiết, cười nhạo, tiền pô li me, mát tay, cửu vạn, tay chân, trôi nổi, tiếng việt, chiếu hới, mồm miệng, tắc thở, cắt xén, đóng băng, dân phượt, lên đời, xuống giá
- tay chân: Hoán dụ
- Trôi nổi: ẩn dụ
- tiếng việt, chiếu hới, mồm miệng, tắc thở: Hoán dụ
- đóng băng, dân phượt: Hoán dụ
Trường từ vựng ngữ nghĩa
I. Khái niệm trường nghĩa
Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa.
VD: Lụa là, the, lĩnh … các từ này chỉ vải vóc
+ Nấu, nướng, kho, xào … Chỉ hoạt động làm chín thức ăn
II. Các loại trường nghĩa
1. Trường nghĩa dọc
a) Trường biểu vật
- Các từ cùng chỉ những sự vật cùng thuộc một phạm vi biểu vật nào đó lập thành trường biểu vật.
VD:
+ Bão tố: mưa, gió, lốc, bão, uốn, giật, tung, nổi, hất, quật …
+ Trường biểu vật mưa: to, nhỏ, xối xả, ào ào ….
+ Âm thanh của mưa: tí tách, lộp độp
+ Lửa:
( Vật tạo ra lửa: đè, dóm, than, củi, ga …; Những từ chỉ hoạt độngtạo ra lửa: Nóm, thổi, đốt, quạt, châm, quẹt … )
+ Màu sắc của lửa: xanh, đỏ, vàng …
- Trường biểu niệm về tay
+ Chỉ đặc điểm ngoại hình: búp măng, dùi đục, chuối mắn, to, nhỏ, ngắn …
+ Các từ chỉ bộ phận của tay: cánh tay, khuỷu tay, kẽ, ngón, đốt, mu, lòng, móng, hoa …
+ Các từ chỉ hoạt động của tay: cầm, nắm, sờ, xoa, bóp, bưng, bê, moi, móc, cáo, cấu, đập, tát, xòe, đẩy, vung, ôm, túm, tóm ….
+ Chỉ trạng thái của tay: mềm, ấm, lạnh, nhớt nháp, dẻo, thô, ấm áp, mềm mại, chai, gày ….
+ Các bệnh về tay: ngứa, nấm, á sừng, đau, nhức, mỏi
b) Trường biểu niệm
- Các từ có chung một cấu trúc biểu niệm lập thành trường biểu niệm.
VD:
- Hoạt động tác động đến X làm cho X biến đổi trạng thái, X tăng hay giảm về kích thước ( Co, giãn, nở, bẹp, xẹp, phình, chương, phồng, tăng trọng, giảm …)
+ Trường dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt: ( Chí ra các loại nhỏ và xếp chúng vào một nhóm )
- phản, chiếu, đệm, ghế, võng, sập, chõng,
- Đồ dùng sinh hoạt dùng để che phủ:
+ Che phủ nói chung: bạt, màn, mùng, …
+ Che thân: quần, áo, khăn, khố, váy, mũ, nón, ô … - Đồ dùng sinh hoạt dùng để chứa đựng: tủ, hòm, thùng, xô, chậu, chum, vai, nong, nia ….
- Đồ dùng sinh hoạt dùng để làm sạch: chổi, khăn lau, xà phòng …
- Đồ dùng sinh hoạt dùng để làm mát: tủ lạnh, điều hòa, quat, …
* Nhận xét:
- Một trường nghĩa lớn được chia thành các trường nghĩa nhỏ. Mỗi trường nghĩa nhỏ được coi là một miền từ hay một lớp từ.
- Các trường nghĩa phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc. Điều này biểu hiện ở chỗ số lượng từ ngữ ở mỗi trường nghĩa ở các ngôn ngữ khác nhau không giống nhau. Hiện thực khách quan với các nước giống nhau nhưng ngôn ngữ khác nhau.
VD:
- Quan hệ của các từ với trường nghĩa không giống nhau, có những từ quan hệ chật với trường tạo thanh từ điển hình của trường, có từ quan hệ lỏng với trường tọ thành lớp biên của trường.
- Giữa các trường nghĩa có hiện tượng giao thoa thẩm thấu vào nhau, một bộ phận từ ngữ ở trường này
Phạm Huy Tâm @ 07:23 06/07/2015
Số lượt xem: 11623